Môi giới nhà đất nghĩ đơn giản là việc đứng ra giới thiệu nhà đất của người này cho người khác. Tuy nhiên, không có kỹ năng và quy trình môi giới nhà đất sẽ rất khó để có hiệu quả về lâu dài.
Thực tế cho thấy, số lượng tuyển dụng nhân viên bất động sản khá lớn và thường xuyên. Nhu cầu lớn là một phần nhưng tính đào thải của nghề sale bất động sản là rất lớn. Đối với những người mới bắt đầu với môi giới nhà đất, phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Nếu đã quyết định thử thách bản thân, ngoài việc học hỏi kinh nghiệm môi giới nhà đất từ những môi giới “lão làng”, buộc phải rèn luyện kỹ năng và hiểu cũng như ứng dụng hiệu quả quy trinh môi giới nhà đất.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào việc gợi ý và phân tích 02 nội dung cơ bản là kỹ năng và quy trình. Bài viết sẽ tương đối dài, hy vọng anh/chị sẽ dành thời gian theo dõi hết:
Những kỹ năng môi giới nhà đất cần có
Nhìn vào những người đã có nhiều năm kinh nghiệp với nghề môi giới bất động sản, có thể dễ dàng thấy được sự thành thạo trong tất cả các giai đoạn. Có thể nói, người có kỹ năng tốt chính là người thành thạo việc mua bán nhà đất, biết vận dụng khéo léo sự hiểu biết của mìn vào công việc để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đối với một nhân viên môi giới bất động sản ở thời đại này, buộc phải trang bị tốt và đầy đủ các kỹ năng cơ bản như sau:
- Kỹ năng phân tích thị trường và sản phẩm bất động sản
Thị trường bất động sản sẽ liên tục thay đổi, các khu vực nhà đất tiềm năng cũng sẽ có sự dịch chuyển liên tục. Để năm bắt được khu vực môi giới nhà đất hiệu quả và tư vấn đúng cho khách hàng, cò đất phải biết đánh giá và phân tích thị trường tối thiểu ở mức căn bản.
Bên cạnh đó, nhu cầu sở hữu bất động sản của mỗi người mỗi khác, người môi giới phải biết phân tích sản phẩm để đưa ra những gợi ý phù hợp nhất với tiêu chí và mức giá mà khách hàng mong muốn.
- Kỹ năng phân tích đối tượng và tâm lý khách hàng
Sau khi xác định được đối tượng khách hàng, bước tiếp theo là dựa vào những đặc điểm của khách hàng để dự đoán về tâm lý mua hàng và đưa ra các phương thức tiếp cận nhanh, an toàn và hiệu quả nhất.
- Kỹ năng giao tiếp và tư vấn khách hàng
- Làm thế nào để khách hàng lắng nghe bạn giới thiệu về sản phẩm?
- Làm thế nào để khách hàng nhận ra tiềm năng bất động sản và quyết định mua hoặc đầu tư?
Thời điểm tiếp cận được khách hàng, yếu tố quan trọng tiếp theo là tạo được cảm tình và giữ chân khách hàng. Lúc khách hàng quyết định lắng nghe, tức là bạn đã có hơn 30% cơ hội. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sale bất động sản nào cũng khéo léo ăn nói và có đến hơn 10% sale chấp nhận bỏ cuộc ở giai đoạn này. Nếu chưa thực sự giỏi giao tiếp, buộc phải học và thường xuyên trau dồi.
- Kỹ năng Telesales với khách hàng
Hiện tại, hầu hết tất cả môi giới nhà đất đều tận dụng các kênh social (mạng xã hội) và website để sale nhà đất. Vì vậy, việc khách hàng liên hệ thông qua số điện thoại để dò hỏi càng trở nên phổ biến. Đây là bước đầu tiên trong quá trình tiếp xúc với khách hàng nên đòi hỏi phải được xử lý khéo léo.
Ngoài ra, các trường hợp liên hệ khách hàng thông qua data (dữ liệu khách hàng) có sẵn, buộc người môi giới phải chuẩn bị tâm lý. Dù khách hàng có phản ứng như thế nào cũng nên giữ thái độ hòa nhã và kết thúc cuộc gọi lịch sự nhất có thể. Tiếp cận khách hàng thông qua telesales là một nghệ thuật, nên môi giới phải là người hết sức tinh tế.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình môi giới bất động sản, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, buộc người môi giới phải xử lý lập tức và đòi hỏi sự chính xác. Vì vậy, phải thiết lập sẵn quy trình giải quyết ở trong đầu theo trình tự:
- Xác định đúng bản chất vấn đề là gì?
- Điều gì gây ra vấn đề và xử lý điều gây ra như thế nào?
- Các lựa chọn thay thế cho vấn đề phát sinh?
- Đàm phán để giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra
- Kỹ năng chốt hợp đồng
Không ít môi giới tốn rất nhiều thời gian tư vấn cho khách hàng, nhưng đến lúc chốt hợp đồng lại bị từ chối. Chèo kéo không phải là các hay, người môi giới nên dự đoán được % chốt hợp đồng ngay từ những lần đầu tiếp xúc. Không nên quá vòng vo và để cho khách hàng có quá nhiều khoảng trống để suy nghĩ và đặt vấn đề quá chi tiết. Hãy khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm tiềm năng, có khả năng khan hiếm, cạnh tranh,…
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng tiềm năng
Đừng nghĩ kết thúc hợp đồng mua bán là đã kết thúc việc bán hàng. Những người đã mua hoặc từng hỏi thăm về nhà đất rất có thể sẽ tiếp tục trở thành khách hàng. Môi giới nên giữ liên lạc thường xuyên thông qua số điện thoại, tài khoản mạng xã hội hoặc email. Không nên bỏ sót bất kỳ cơ hội bán hàng nào.
- Kỹ năng làm việc nhóm
Trong một vài trường hợp, hoạt động môi giới cần có sự hỗ trợ từ đồng đội. Phải biết vận dụng sức mạnh của từng người trong nhóm, đặc biệt nếu bạn là trưởng nhóm (Team Leader) để giải quyết công việc hiệu quả nhất.
- Kỹ năng làm việc độc lập
Khi phân định được thứ tự công việc, bạn hãy tập trung để giải quyết và hoàn thành từng việc một. Tránh tâm lý lo sợ và hoảng loạn khi làm việc. Làm việc độc lập tốt, tính kỷ luật và khả năng thành công sẽ cao hơn.
Ngoài những kỹ năng cơ bản vừa nêu trên, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và loại bất động sản môi giới mà các kỹ năng của người môi giới sẽ còn được đòi hỏi thêm và ở những tiêu chuẩn khác nhau. Người môi giới và sale bất động sản không nên ngạc nhiên trước một số yêu cầu về kỹ năng trong quá trình làm việc hoặc phỏng vấn của công ty môi giới nhà đất.
Quy trình môi giới bất động sản
Nhằm giám sát và quản lý các hiệu quả việc môi giới nhà đất, quy trình môi giới nhà đất được đưa ra theo quy chuẩn chung. Người làm môi giới tùy thuộc vào từng trường hợp mua bán cụ thể mà ứng dụng tối đa quy trình chung như sau:
– Thu thập thông tin về cung, cầu bất động sản
Bất động sản sẽ có những nguồn cung cơ bản sau đây:
Nhà nước
Các cá nhân, tổ chức sở hữu bất động sản
Công ty đầu tư, kinh doanh, phát triển bất động sản
Ngân hàng
Bất động sản ở nước ngoài
Nguồn cầu bất động sản chính là đối tượng khách hàng người môi giới đang hướng đến.
– Xác định đối tượng và các bên tham gia mua bán bất động sản
Người môi giới phải nắm rõ và chính xác nhất tất cả các thông tin cần thiết để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết của cả bên bán và bên mua. Nếu cần thiết sẽ tiến hành xác minh.
Đồng thời, môi giới cũng có nhiệm vụ xác thực các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhà đất, mối quan hệ của nhà đất với người bán.
– Bước 3: Lập phiếu thông tin giao dịch
– Bước 4: Đóng tiền cọc
Môi giới nhà đất sẽ hướng dẫn khách hàng thủ tục đặt cọc và kiểm tra biên bản đặt cọc.
– Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ mua bán nhà đất (hợp đồng mua bán nhà đất)
Việc thu thập và xác định các loại giấy tờ cần bắt đầu thực hiện ngay sau khi ký hợp đồng môi giới.
Sau khi hoàn thiện các bước trên, môi giới sẽ hỗ trợ tiến hành lập các loại hợp đồng như: hợp đồng cọc, hợp đồng mua bán – chuyển nhượng để bên bán và bên mua xem xét và đi đến thỏa thuận cuối cùng.
– Bước 6: ký hợp đồng mua bán nhà đất
Khách hàng mua sẽ trả đủ số tiền theo hợp đồng mua bán trước sự chứng kiến của 02 bên, bên làm chứng và cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hợp đồng mua bán sẽ được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ một bản và lưu kho cơ quan công chứng một bản. Tất cả các hợp đồng phải có dấu mộc đỏ mới có hiệu lực pháp lý.
– Bước 7: Kết thúc giao dịch
Môi giới sẽ tiến hành tính hoa hồng với bên bán hoặc bên mua (tùy thuộc vào hợp đồng môi giới ban đầu) và nhận hoa hồng.
Tùy thuộc vào cách phân chia các bước của mỗi doanh nghiệp môi giới nhà đất hoặc các nhân môi giới. Các bước trên có thể được chia nhỏ hơn hoặc gộp chung. Điều này sẽ không quá quan trọng, chỉ yêu cầu đảm bảo tính rõ ràng về pháp lý và hạn chế tối đa khả năng phát sinh rủi ro cho người bán, người mua và cả môi giới.
Trên đây là các kỹ năng cần thiết và quy trình môi giới nhà đất chi tiết nhất. Hy vọng, thông qua những nội dung vừa nêu, anh/chị môi giới, đặc biệt là những người mới bắt đầu đã hiểu cơ bản và có thể áp dụng vào công việc của mình. Trong quá trình môi giới, sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề ngoài dự kiến, lúc này người môi giới phải linh hoạt xử lý trong phạm vi quyền hạn và khả năng.